Video

Video

Trung Quốc không chịu được chiến tranh thương mại lâu dài
Mỹ tạm thời ung dung
 
Tại Mỹ, các quan chức vẫn chưa vội chốt thỏa thuận cùng Trung Quốc.
 
Tổng thống Trump đang khá tự tin nhờ tăng trưởng kinh tế vững vàng và Phố Wall đạt kỷ lục tích cực. Thêm vào đó, Cục Dự trữ liên bang (FED) đã tuyên bố sẵn sàng điều chỉnh lãi suất để ứng cứu nếu diễn biến xấu ập đến.
 
Chừng nào kinh tế Mỹ vẫn duy trì sức khỏe của mình, ông Trump vẫn có thể dẹp yên những luồng quan điểm chỉ trích từ phía phản đối trong nước, đồng thời bảo vệ cả chiến dịch tái tranh cử ổng thống năm sau.

Xem thêm :  http://phatdatcompany.com/san-pham/van-dieu-ap-hoi-van-giam-ap-hoi-conflow-1695.html
 
Nếu tăng trưởng kinh tế bắt đầu chịu ảnh hưởng từ chiến tranh thương mại, Tổng thống Mỹ vẫn luôn có thể nhượng bộ, chốt thỏa thuận cùng Bắc Kinh và tận hưởng được phản ứng tích cực từ thị trường chứng khoán khi các nhà đầu tư trở nên lạc quan hơn.
 
Có vẻ như ở thế cuộc nào thì ông Trump cũng đắc lợi.

 
Tương tự, chính phủ Trung Quốc cũng không mấy vội vã để chốt thỏa thuận "đình chiến" này. Tuy nhiên, tình cảnh của Bắc Kinh không giống như Washington.
 
Kinh tế Trung Quốc quá lệ thuộc vào xuất khẩu
 
Tương tự, chính phủ Trung Quốc cũng không mấy vội vã để chốt thỏa thuận "đình chiến" này. Tuy nhiên, tình cảnh của Bắc Kinh không giống như Washington.

Kinh tế Trung Quốc quá lệ thuộc vào xuất khẩu
 
Tuy nhiên, nếu Tổng thống Mỹ chỉ lãnh chịu những chỉ trích đó từ trước, ông Lưu hiện đang tiếp tục nhận lấy chúng. Điều này khiến Bắc Kinh khó lòng nhượng bộ yêu cầu của Mỹ.
 
Khi xuất khẩu sang nền kinh tế lớn nhất toàn cầu là Mỹ, doanh nghiệp Trung Quốc buộc phải cạnh tranh với những đối thủ mạnh nhất thế giới. Sự cạnh tranh này buộc họ phải tăng cường đầu tư sáng tạo, cải tiến công nghệ để nâng hiệu quả sản xuất.
 
Hệ quả tất yếu sẽ là sự hình thành nhiều việc làm hơn và thu nhập tăng. Điều này cũng khiến Trung Quốc trở nên lệ thuộc vào xuất khẩu nhiều hơn nữa.

 
Lý do là vì khối doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc, với đa số là các nhà xuất khẩu, mới chính là lực lượng đóng góp nguồn việc làm và năng suất chính của quốc gia này. Trong khi đó, khối doanh nghiệp nhà nước vốn được hỗ trợ nhưng đang gặp nhiều khó khăn.
 
Nói cách khác, báo SCMP nhận định nền kinh tế Trung Quốc vẫn bị chi phối quá nhiều bởi các doanh nghiệp xuất khẩu tư nhân, trong khi chính phủ muốn thúc đẩy thị trường nội địa trở thành nguồn lực thay thế.
 
Chiến tranh thương mại leo thang sẽ khiến khối tư nhân trì hoãn đầu tư vì lo ngại bất ổn. Trong khi đó, các doanh nghiệp nhà nước lại không đủ sức gánh vác vì phát triển quá ì ạch.
 
Đây có thể không phải là vấn đề quá lớn đối với Trung Quốc trong năm 2019, nhưng về lâu dài chưa ai biết hậu quả sẽ tới mức nào.
 
Lý do chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khó hạ màn sớm
 
Tổn thất mà cuộc chiến tranh thương mại gây ra ngày càng lớn, cả ở Trung Quốc lẫn Mỹ, và còn có thể lớn hơn nhiều vì tác động của các đòn thuế mới mà hai bên nhắm vào nhau. Khi thiệt hại Mỹ phải chịu không ngừng tăng, Tổng thống Trump càng cần quyết tâm ép Trung Quốc đưa ra nhượng bộ lớn để chứng minh rằng những tổn thất bấy lâu nay nền kinh tế và người tiêu dùng Mỹ hứng chịu là xứng đáng. Đây là lý do  khiến triển vọng kết thúc sớm chiến tranh thương mại Mỹ - Trung càng mờ mịt.

Lý do kế tiếp là các bất đồng cơ bản giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn chưa có lối thoát. Tất cả bằng chứng tới nay đều cho thấy các nhà đàm phán của hai bên đạt được rất ít tiến triển trong nỗ lực giải quyết những bất đồng này.

 
Điều cấp bách nhất mà Mỹ đặt ra là Trung Quốc phải thay đổi những đặc điểm căn bản của nền kinh tế, nhưng giới lãnh đạo Bắc Kinh lại không có động lực để làm điều đó. Mỹ tin chính phủ Trung Quốc can thiệp quá sâu nhưng lại không đủ vào cách vận hành của nền kinh tế.
 
Vấn đề quan trọng nhất và tồn đọng lâu nhất là tốc độ tăng trưởng nhanh của nền kinh tế Trung Quốc trong những thập niên qua một phần là nhờ vào những chương trình trợ cấp lớn dành cho các công ty và ngành công nghiệp trọng điểm  trong nước. Phía Mỹ muốn Trung Quốc phải minh bạch hơn về các chương trình trên, đồng thời cắt giảm, nếu không muốn nói là chấm dứt trợ cấp cho các doanh nghiệp nội địa.
 
Lý do nữa là  nằm ở lập trường đàm phán của Mỹ quá đặt nặng vào "cây gây" và xem nhẹ "củ cà rốt".
 
Trước khi chiến tranh thương mại nổ ra, các công ty Trung Quốc đã đối mặt với mức thuế cao khi xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ, trong đó có một số mức thuế áp đặt trước khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2001.
 
Các khoản thuế này có thể vẫn được duy trì bất chấp kết quả đàm phán thương mại Mỹ - Trung ra sao. Những khoản thuế chống bán phá giá có thể lên đến hàng trăm %, được áp đặt khi một sản phẩm được bán ở Mỹ với mức giá thấp một cách bất hợp lý. Tổng giá trị các khoản thuế này cao gần gấp đôi so với giá trị các khoản thuế mà Nhà Trắng đã áp đặt lên hàng hóa Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại hiện nay.
 
Trung Quốc không muốn bị xem là khuất phục trước sức ép từ Mỹ khi họ vốn đã phải chịu các mức thuế cao và không thể thương lượng. Do đó, đàm phán thương mại Mỹ - Trung chắc chắn sẽ tiếp tục bế tắc hoặc chỉ đạt được rất ít tiến triển nếu Washington không đưa thêm "cà rốt" cho Bắc Kinh, ví dụ như giảm các mức thuế chống bán phá giá hiện tại đối với hàng hóa Trung Quốc.

Đối tác