Video

Video

Yêu cầu Facebook, Google đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam
Theo Dự thảo 3 Nghị định 97 mới về quản lý dịch vụ Internet và nội dung thông tin trên mạng, các tổ chức, DN nước ngoài cung cấp thông tin công cộng qua biên giới cho người sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam sẽ phải có trách nhiệm như thực hiện biện pháp bảo vệ các thông tin riêng của người sử dụng Việt Nam hay thông báo cho người sử dụng Việt Nam bằng tiếng Việt về các rủi ro và trách nhiệm tự bảo vệ thông tin cá nhân khi đăng tải và trao đổi thông tin trên Internet; đảm bảo quyền quyết định của người sử dụng Việt Nam đối với việc cho phép tổ chức, DN nước ngoài sử dụng thông tin về nhân thân của mình.

Xem thêm :   
http://phatdatcompany.com/san-pham/dong-ho-do-dau-gespasa-356
 
Ngoài ra, những DN này sẽ không được tự cung cấp thông tin công cộng có nội dung vi phạm các điều cấm quy định như lợi dụng việc cung cấp, sử dụng Internet và thông tin trên mạng nhằm mục đích chống lại Nhà nước CHXHCN Việt Nam, tuyên truyền, kích động bạo lực, dâm ô, đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong, mĩ tục của dân tộc...

 
Trường hợp thông tin vi phạm do tổ chức, cá nhân khác cung cấp, phải phối hợp với cơ quan quản lý Nhà nước tại Việt Nam để loại bỏ những thông tin vi phạm.
 
Bên cạnh đó, các tổ chức, DN nước ngoài cung cấp thông tin công cộng qua biên giới có số lượng lớn người sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam (sẽ được Bộ TT&TT đánh giá và công bố danh sách) như Facebook, Google... sẽ phải thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam, thông báo với Bộ TT&TT các thông tin bao gồm: tên, địa chỉ, số điện thoại liên lạc, số fax, địa chỉ thư điện tử của người đại diện có thẩm quyền và những cam kết bằng văn bản sẵn sàng phối hợp với cơ quan quản lý Nhà nước tại Việt Nam loại bỏ thông tin vi phạm các điều cấm theo quy định Dự thảo.
 
Theo đánh giá của Bộ Thông tin và truyền thông, các nội dung vi phạm trên mạng hiện nay chủ yếu là các web có tên miền quốc tế, đặt máy chủ ở nước ngoài, cung cấp xuyên biên giới vào Việt Nam, gây khó khăn cho công tác quản lý, xử lý vi phạm. 
 
Khi phát hiện vi phạm, trường hợp này thường khó xử lý hành chính vì khó xác định được nhân thân chủ thể vi phạm.

 
Các doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ xuyên biên giới chưa có sự hợp tác tích cực với Chính phủ Việt Nam để ngăn chặn, gỡ hạ các nội dung vi phạm và cung cấp thông tin liên quan về cá nhân cung cấp thông tin vi phạm.
 
Việc đấu tranh với Facebook và Google để yêu cầu xử lý các fanpage, tài khoản, kênh, video vi phạm pháp luật Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn do Facebook, Google đặt chính sách cộng đồng của doanh nghiệp trên các quy định của pháp luật Việt Nam khi xem xét, đánh giá nội dung vi phạm. 
 
Trong nhiều trường hợp, Facebook và Google không chịu gỡ các bài viết, nội dung vì cho rằng không vi phạm chính sách cộng đồng của doanh nghiệp - Bộ Thông tin và truyền thông đánh giá.

 
Bộ này cho biết đã đẩy mạnh việc trao đổi, yêu cầu Facebook, Google hợp tác ngăn chặn, gỡ bỏ các thông tin sai sự thật, trái với quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước và các giải pháp chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
 
Đồng thời đã thiết lập đầu mối và cơ chế hợp tác dành riêng với Việt Nam để trao đổi về các vấn đề còn tồn tại. 
 
"Trong đó, sẽ tập trung 3 nhóm vấn đề chính: vi phạm về nội dung (bao gồm cả quảng cáo), phát triển kinh tế và thuế; chỉ đạo triển khai đồng bộ các biện pháp đấu tranh về an ninh chính trị, kinh tế, kỹ thuật để yêu cầu Facebook và Google phải tuân thủ nghiêm túc các quy định của pháp luật Việt Nam như xử lý, ngăn chặn các nội dung, quảng cáo vi phạm pháp luật, mở văn phòng đại diện và lưu trữ dữ liệu cá nhân tại Việt Nam theo quy định tại Luật an ninh mạng".



Thiếu tướng Lương Tam Quang, khẳng định: Về yêu cầu các hãng cung cấp dịch vụ thương mại xuyên biên giới đăt văn phòng, trụ sở tại nước có người sử dụng không chỉ có Việt Nam mà trên thế giới có 8 nước có quy định.
 
Cụ thể Mỹ, Nga, Đức, Bungary, Brazil mới đây là EU. Ông Quang khẳng định, yêu cầu đặt văn phòng đại diện tại nước sở tại hiện phù hợp với khả năng doanh nghiệp.
 
Ông này dẫn việc Google đã đặt 70 văn phòng đại diện trên thế giới, Facebook đã đặt 80 văn phòng đại diện trên thế giới, tại Đông Nam Á Facebook cũng đặt văn phòng đại diện tại Singapore và Malaysia.
 
Về pháp luật thương mại, đại diện Bộ Công an khẳng định, các chi tiết hướng dẫn thi hành Luật An ninh mạng của Dự thảo Nghị định phù hợp Luật Thương mại 2015, Luật Cạnh tranh.
 
Bên cạnh đó, việc yêu cầu các hãng dịch vụ công nghệ và dịch vụ giá trị gia tăng có sinh lợi tại Việt Nam phải có văn phòng đại diện chính thức ở Việt Nam không trái với các cam kết về tự do hoá và thương mại toàn cầu mà Việt Nam tham gia sân chơi của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), các quy định của các FTA song phương và đa phương mà Việt Nam ký kết như EVFTA FTA Việt Nam với lEU, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Theo báo Dân Trí, báo Tuổi Trẻ 

Đối tác