Video

Video

WHO CÔNG BỐ: COVID-19 LÀ ĐẠI DỊCH, CÁC NƯỚC KHÔNG ĐƯỢC KHOANH TAY
Chiều 11-3 (tức tối khuya cùng ngày, giờ Việt Nam), từ Thụy Sĩ, các lãnh đạo của WHO chính thức tuyên bố dịch bệnh hô hấp cấp do virus corona chủng mới gây ra (COVID-19) là đại dịch toàn cầu.
"Chúng tôi quan ngại sâu sắc cả về mức độ lây lan nghiêm trọng và đáng báo động của nó, cũng như mức độ đáng báo động của việc không hành động. Chúng tôi gióng lên hồi chuông cảnh báo to và rõ ràng", Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nói trước khi tuyên bố COVID-19 là đại dịch, theo đài CNBC.
Xem thêm :  http://phatdatcompany.com/  
Trước đó, hãng tin Reuters dẫn lời giám đốc điều hành Ryan nói dùng chữ "đại dịch" để mô tả hình hình COVID-19 hiện nay, và điều này "không làm thay đổi những gì chúng tôi đang làm".
Tuyên bố của WHO được đưa ra trong bối cảnh dịch COVID-19 đã lây nhiễm hơn 100.000 người khắp thế giới, trong đó hơn 80.000 người ở Trung Quốc.
Ông Tedros, người hứng chịu chỉ trích từ vài tháng qua và thường bị cáo buộc quá lạc quan về COVID-19, trong tuyên bố tối 11-3 cũng đưa ra những phân tích sâu hơn, kèm theo cảnh báo thương vong.
"Trong hai tuần gần đây, số lượng ca nhiễm bên ngoài Trung Quốc đã tăng 13 lần và số quốc gia bị ảnh hưởng tăng gấp 3.
Trong những ngày và tuần sắp tới, chúng tôi cho rằng số lượng ca nhiễm, ca tử vong và các quốc gia chịu ảnh hưởng sẽ thậm chí tăng cao hơn", ông Tedros nói.
Vị Tổng giám đốc WHO cũng cho rằng một số nước đã chứng tỏ khả năng kiểm soát và vượt khó trong đợt bùng phát COVID-19, nhưng cũng trách một số lãnh đạo quốc tế vì không hành động nhanh và mạnh trong việc ngăn dịch lây lan.
Đài Fox News dẫn lời bác sĩ William Schaffner, giám đốc phụ trách y tế của Tổ chức quốc gia về dịch truyền nhiễm (NFID), nói rằng "các nhà khoa học dùng thuật ngữ ‘đại dịch’ để mô tả một loại virus mới xuất hiện và lây lan sang nhiều quốc gia trên thế giới. Điều đó nghĩa là virus mới đang lan rộng và lây lan nghiêm trọng ở các quốc gia đó, nhưng nó không cho chúng ta biết mức độ nghiêm trọng của virus này".
Lần gần nhất WHO tuyên bố một đại dịch là trong giai đoạn bùng phát cúm H1N1 năm 2009. Ông Tedros cho biết đây là lần đầu tiên một chủng virus corona tạo ra đại dịch. Đợt bùng phát dịch SARS năm 2002-2003, cũng do một chủng virus corona khác gây ra, đã không được gọi là đại dịch vì kịp thời ngăn chặn.
Ông Ryan, trong khi nói việc tuyên bố đại dịch sẽ "không thay đổi những gì chúng tôi làm", cũng nhấn mạnh các quan chức y tế phải nhìn chữ "đại dịch" một cách "rất nghiêm túc", và nói thêm rằng "chúng tôi hiểu ý nghĩa của chữ này".
Hiện WHO chưa công bố nhiều chi tiết về cách làm hay chiến lược sắp tới để khắp nơi hiểu được có gì xảy ra khi COVID-19 bị coi là đại dịch.
Tuy vậy ông Ryan khẳng định các nước cần phải công khai chiến lược (khống chế dịch) của họ ngay bây giờ: "Thực tế là ngay bây giờ ở các nước, chúng ta đều có nhân viên y tế tuyến đầu đang cần được giúp đỡ. Chúng ta có các bệnh viện cần hỗ trợ. 
Chúng ta có những người cần được chăm sóc và chúng ta phải tập trung vào việc giúp cung cấp thiết bị cho nhân viên y tế tuyến đầu, cũng như những hỗ trợ và đào tạo mà họ đang cần để làm tốt công việc".
Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus hôm 11/3 nói rằng dịch Covid-19 đã tới giai đoạn có thể gọi là đại dịch. Với những số liệu mới nhất cho thấy số ca ca nhiễm virus corona trên toàn cầu đã lên tới hơn 118.000 ca nhiễm và 4.291 ca tử vong, ông Tedros cho biết WHO đưa ra đánh giá rằng Covid-19 có thể được mô tả như một đại dịch.
Lãnh đạo WHO cũng cho biết thêm số ca nhiễm bên ngoài Trung Quốc đại lục đã tăng gấp 13 lần trong hai tuần qua.
Số liệu thống kê công bố trong ngày 11/3 cho thấy Italy và Iran, hai ổ dịch lớn nhất bên ngoài Trung Quốc, có ngày tang tóc nhất kể từ khi virus corona bùng phát, khi số người nhiễm mới và số ca tử vong đều tăng cao kỷ lục.
Số ca tử vong tăng 30% ở Italy
Tổng số ca nhiễm tại Italy - quốc gia châu Âu bị virus corona tấn công mạnh nhất, đã tăng lên 10.149 so với 9.172 ca của ngày trước đó, tức tăng 10,7%, theo Cơ quan Bảo vệ Dân sự Italy.
Trong khi đó, số người chết vì Covid-19 trong ngày đã tăng thêm 168, nâng tổng số ca tử vong tại Italy lên 631. Tỷ lệ tử vong trên toàn Italy hiện ở mức hơn 6%, cao hơn nhiều so với tỉ lệ trung bình toàn cầu, và thậm chí cao hơn nhiều so với Trung Quốc, nơi Covid-19 khởi phát.
Sự lây lan của virus corona đã buộc Italy phải phong tỏa toàn bộ đất nước, động thái cứng rắn chưa từng có trong lịch sử hiện đại của quốc gia này.
Nhà chức trách Italy đã cấm tất cả sự kiện công cộng, đóng cửa trường học, khu vực công cộng, bao gồm bảo tàng, rạp chiếu phim, đình chỉ các hoạt động tôn giáo, gồm đám tang và đám cưới. Giờ giới nghiêm bắt đầu lúc 18h.
Việc đi lại ở Italy rơi vào hỗn loạn ngày 10/3, nhưng không dừng hẳn, sau lệnh phong tỏa cả nước. Việc di chuyển trên khắp đất nước chỉ được phép với lý do kinh doanh hoặc sức khỏe.
Thủ tướng Italy Giuseppe Conte khuyến cáo 60 triệu cư dân chỉ nên di chuyển với lý do sức khỏe hoặc công việc khẩn cấp nhất. Cảnh sát tiến hành kiểm tra thường xuyên trên đường cao tốc và xe lửa. Các sân bay vẫn mở, nhưng một số hãng hàng không đã hủy chuyến bay đến Italy.
"Tôi đã sống trong Thế chiến II, lúc đó tôi là một cô gái, nhưng tình huống này thực sự gây sốc cho tôi, vì tôi chưa bao giờ thấy bất cứ điều gì như thế này. Tôi lo lắng vì không biết khi nào điều này sẽ kết thúc. Bạn không được tự do làm bất cứ điều gì bạn muốn, bạn cảm thấy như một người ẩn dật”, Filomena Gasparri, 82 tuổi, sống ở vùng núi Abruzzo, phía đông Rome, nói.
Châu Âu siết chặt các biện pháp phòng ngừa
Thủ tướng Angela Merkel hôm 11/3 cho biết biết hiện nay Đức, cũng như các quốc gia khác, chưa tìm ra phương thuốc hữu hiệu để cứu chữa cho bệnh nhân của Covid-19. Vì vậy, ưu tiên của nước này hiện nay là làm chậm sự lây lan của virus.
"Một khi virus xâm nhập vào Đức, và chúng ta không có miễn dịch cộng đồng, cũng không có vaccine hay thuốc điều trị, các nhà khoa học tin rằng 60-70% người dân sẽ nhiễm bệnh", Thủ tướng Merkel nói trong cuộc họp báo cùng Bộ trưởng Y tế Jens Spahn.
Bà Merkel kêu gọi người dân Đức thấu hiểu với các biện pháp mà Berlin đã áp dụng, như cấm người dân tham dự hoạt động đông người, như các trận đấu bóng đá, nhằm "giúp bảo đảm người già, người không khỏe mạnh" không bị nhiễm virus corona.
Đức cũng bắt đầu áp dụng quy trình kiểm duyệt đối với các đơn hàng xuất khẩu thiết bị y tế, trong bối cảnh nhu cầu nội địa tăng cao vì sự bùng phát của virus corona. Tới ngày 11/3, Đức đã ghi nhận 1.622 người nhiễm chủng mới virus corona, trong đó có 3 ca tử vong.
Tại Anh, Thứ trưởng Bộ Y tế Nadine Dorries đã trở thành quan chức cấp cao đầu tiên dương tính với virus corona. Bà Dorries bắt đầu có các triệu chứng từ hôm 5/3, ngày bà tham dự một sự kiện tại số 10 phố Downing do Thủ tướng Boris Johnson chủ trì.
 
Sưu tầm
 

Đối tác