Video

Video

Việt Nam hoàn thiện quy trình sản xuất vắc xin Covid-19
Sau giai đoạn thử nghiệm thành công cho thấy vắc xin Covid-19 ‘‘made in Vietnam’’ sinh miễn dịch tốt, các đơn vị nghiên cứu phát triển vắc xin Covid-19 trong nước đang tối ưu quy trình, chuẩn bị cho tiêm thử nghiệm trên người và quy mô sản xuất lớn.
Trong đó 23 nhà sản xuất đã ở giai đoạn thử nghiệm lâm sàng, có hai nghiên cứu đã ở giai đoạn 3 của thử nghiệm lâm sàng và ngày 27-7 tới sẽ có một nhà sản xuất nữa bước vào giai đoạn 3 này. "Nỗ lực toàn cầu đối với vắc xin ngừa COVID-19 là chưa có tiền lệ" - đại diện PATH nói.
Và với các nhà sản xuất vắc xin Việt Nam, các nỗ lực cũng đang được đền đáp. Ông Nguyễn Ngô Quang - phó cục trưởng Cục Khoa học, công nghệ và đào tạo (Bộ Y tế) - cho biết dự án nghiên cứu của IVAC có tính khả thi cao. Theo TS Dương Hữu Thái - viện trưởng IVAC, dự án được hợp tác giữa ĐH Icahn (Mỹ) và ba nhà sản xuất vắc xin có cùng công nghệ là GPO (Thái Lan), Butantan (Brazil) và IVAC.
Đại diện nhóm nghiên cứu cho biết hiện các nhà khoa học đang trong giai đoạn tối ưu hóa quy trình sản xuất. Đối với vắc xin cần phải xây dựng được tiêu chuẩn chất lượng mà mình mong muốn; phải tối ưu hóa ở quy mô sản xuất lớn để có thể sản xuất với số lượng nhiều nhất, trong thời gian ngắn, vì đây là vắc xin đại dịch. Tất cả hướng đến mục tiêu sản xuất được số lượng lớn trong một thời gian ngắn.
Theo VABIOTECH, nếu quy mô sản xuất với vắc xin thông thường khoảng 3 - 5 triệu liều/năm hoặc nhiều hơn là 20 - 30 triệu liều/năm, nhưng với vắc xin Covid-19, mỗi năm có thể cần hàng trăm triệu liều, có những quốc gia còn muốn nhiều hơn nữa.
Từ tháng 5, khi nghiên cứu sản xuất vắc xin còn chưa rõ ràng lắm, thì khoảng 150 nước đã tham gia liên minh nhằm đảm bảo công bằng trong tiếp cận vắc xin này. Liên minh trên cũng đang tìm kiếm nguồn tài chính để có thể tăng quyền tiếp cận vắc xin tại các nước nghèo hoặc các nước đang phát triển.
 
Thông tin về việc lựa chọn nguyên liệu sản xuất vắc xin Covid-19, TS Đạt đánh giá: “Kết quả thử nghiệm thành công ở giai đoạn trước cho chúng ta những căn cứ triển khai giai đoạn hiện tại. Hiện có thể khẳng định chúng ta đã đi đúng hướng. Trong đó, chúng ta đã đúng khi lựa chọn vùng kháng nguyên của vi rút. Lựa chọn này là yếu tố gần như quyết định, là nguyên liệu ‘‘cốt lõi’’ cho sản xuất vắc xin, để tạo đáp ứng miễn dịch’’.
 ‘‘Vì vậy, để có thể đem lại hiệu quả bảo vệ, ứng phó với sự đa dạng của SARS-CoV-2 có các biến chủng, với vắc xin Covid-19, chúng ta đã chọn những vùng gien của vi rút (kháng nguyên cho sản xuất vắc xin) biến đổi ít nhất. Do đó, kháng nguyên của vi rút SARS-CoV-2 trong vắc xin sẽ có bản chất di truyền ổn định nhất của vi rút đó. Điều đó giúp cho vắc xin khi lưu hành có tính ổn định, đảm bảo hiệu quả phòng bệnh. Vắc xin đó có thể có miễn dịch chéo với các dạng đột biến khác nhau của vi rút’’, TS Đạt cho biết.
Tại Việt Nam, vắc xin khả thi cao nhất là vắc xin của IVAC đã được "hứa hẹn" có giá thành rẻ. Với quy mô sản xuất lên tới 6 triệu liều vào năm 2021, Việt Nam có thể hi vọng chủ động đáp ứng được nhu cầu vắc xin ngừa COVID-19 trong nước. Và theo ông Nguyễn Thanh Long - quyền bộ trưởng Bộ Y tế, sẽ có những cơ chế để người Việt sớm được tiếp cận vắc xin với giá cả chấp nhận được.
Sưu tầm.

Đối tác