Video

Video

Trung Quốc phóng 6 tên lửa đạn đạo chống hạm từ đảo nhân tạo ở Trường Sa
Kênh CNBC của Mỹ là cơ quan thông tấn đầu tiên đưa tin về sự kiện này. Sau đó, Lầu Năm Góc đã xác nhận việc phóng các tên lửa đạn đạo chống hạm này có liên quan đến các Lực lượng tên lửa của Trung Quốc. Các tên lửa đã đáp xuống 2 vùng khác nhau trên biển. Việc xác định chính xác các tên lửa dùng trong các thử nghiệm này vẫn đang diễn ra.

Xem thêm:   http://phatdatcompany.com/san-pham/van-dieu-khien-338
 
Thông tin về vụ bắn thử xuất hiện đầu tiên trên Đài CNBC của Mỹ ngày 2-7 với nguồn tin là "các sĩ quan am hiểu vấn đề". Bộ Quốc phòng Mỹ sau đó lên tiếng xác nhận Bắc Kinh đã bắn các tên lửa "từ các đảo nhân tạo trên Biển Đông".

 
"Điều đáng lo ngại thực sự là hành động của Trung Quốc đã đi ngược lại chính các cam kết của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình rằng Bắc Kinh sẽ không quân sự hóa các thực thể này", người phát ngôn Lầu Năm Góc Dave Eastburn khi đó nhấn mạnh.
 
Đài NHK của Nhật sau đó dẫn lời một sĩ quan giấu tên tiết lộ Trung Quốc đã bắn 6 tên lửa ASBM từ đất liền ra Biển Đông. Các tên lửa sau đó đánh trúng hai mục tiêu giả định trên biển. Tuy nhiên, danh tính của loại tên lửa này vẫn còn nằm trong vòng bí mật.

 
Theo một sĩ quan giấu tên, một số tàu của Hải quân Mỹ đã có mặt tại thời điểm đó trên Biển Đông nhưng không có tàu nào ở gần khu vực thử nghiệm của Trung Quốc hoặc gặp nguy hiểm. Trung tá Dave Eastburn, phát ngôn viên của Lầu Năm Góc, cho rằng sự việc này là “đáng quan ngại”. 
 
Theo Trung tá Eastburn: “Lầu năm góc đã biết về việc Trung Quốc phóng tên lửa từ các công trình nhân tạo gần quần đảo Trường Sa trên biển Đông. Điều thực sự đáng lo ngại về hành động này là nó mâu thuẫn trực tiếp với tuyên bố của ông Tập Cận Bình rằng ông sẽ không quân sự hóa các tiền đồn nhân tạo này”.

 
Tuy nhiên, tuyên bố của Trung tá Eastburn cho thấy các tên lửa đạn đạo chống hạm đã được phóng từ Trường Sa, phía nam Biển Đông dường như không có căn cứ và không thuyết phục. Bởi lẽ, triển khai và sử dụng vũ khí thuộc loại này từ các địa điểm như đảo đá nhân tạo Subi (Subi Reef – đảo lớn nhất ở Quần đảo Trường Sa với diện tích 5,52 km²) là thiếu năng lực chiến lược một cách trầm trọng. 
 
Theo ý kiến của các chuyên gia, việc triển khai các tên lửa ASBM ra Trường Sa cũng không làm tăng thêm hiệu quả chiến thuật. Bởi nếu Trung Quốc muốn răn đe các tàu sân bay và tàu chiến Mỹ, triển khai ASBM ở đảo Hải Nam hay các tỉnh ven biển phía nam là đủ.
 
Tuy nhiên, bất lợi của việc triển khai sát bờ biển là các tên lửa của Trung Quốc có thể bị tên lửa SM-6 của Mỹ bắn hạ ngay trong giai đoạn lấy độ cao. Để khắc phục điều này, Bắc Kinh đã di chuyển các ASBM vào sâu trong đất liền từ tháng 1 năm nay.

Đối tác