Video

Video

Dịch COVID-19 ngày 13-3: Số người chết tại Ý vượt ngưỡng 1.000
Theo số liệu cập nhật được nhà chức trách Italy mới công bố vào đêm qua, rạng sáng nay theo giờ Việt Nam, trong ngày 12/3 toàn nước Italy đã ghi nhận thêm 189 ca tử vong , nâng tổng số người chết vì dịch Covid-19 lên 1.016.
 
Số ca nhiễm mới trong ngày là 2.651 trường hợp, tăng hơn 300 trường hợp so với một ngày trước đó.
 
Tổng số ca nhiễm virus Covid-19 tại Italy vào lúc này là 15.113.
 
Trong đó 1.258 người đã được chữa khỏi và cho xuất viện, cộng thêm số ca đã tử vong nên số ca nhiễm hiện đang điều trị của Italy chỉ còn 12.839 trường hợp.
Chính quyền Italy  có nhiều khả năng sẽ ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia khi lượng người tử vong vì Covid 19 ở đây đã vượt quá mốc 1.000

Tính bên ngoài Trung Quốc đại lục, hiện Italia là quốc gia có nhiều người tử vong nhất vì Covid-19, trong khi số ca nhiễm chỉ sau Hàn Quốc (nước hiện có hơn 6.000 ca nhiễm).
 
Người đứng đầu Cơ quan phòng vệ dân sự Italia Angelo Borrelli cho biết, hơn 3,8% trong số những người dương tính với Covid-19 tại nước này đã tử vong, tăng so với tỷ lệ 3,5% một ngày trước đó.
 
Trong khi số ca nhiễm và tử vong vẫn tập trung chủ yếu ở một số điểm nóng bùng phát dịch thì đến nay Covid-19 đã lan ra toàn bộ 22 khu vực của Italia.
 
Số người nhiễm Covid-19 tăng nhanh ở Italia đang đặt gánh nặng ngày càng lớn lên hệ thống bệnh viện ở các điểm nóng bùng phát dịch của nước này, đặc biệt là vùng Lombardy - nơi có số ca nhiễm và ca tử vong nhiều nhất. Giới chức Lombardy đã khuyến cáo người dân tránh đổ xô đến bệnh viện trừ khi có các vấn đề khẩn cấp.
 
Chính phủ Italia đã công bố hàng loạt biện pháp chưa từng có tiền lệ để ứng phó với dịch. Một trong các biện pháp đó là cho hơn 8,5 triệu học sinh, sinh viên toàn quốc nghỉ học đến 15/3, đồng thời tiếp tục phong tỏa 11 thị trấn với 50.000 dân.
 
Tại một cuộc họp báo hôm qua, Thủ tướng Italia Giuseppe Conte nhấn mạnh: “Chúng tôi kêu gọi cả nước đoàn kết, chúng ta đang trên cùng một con thuyền và chúng ta cần phối hợp nếu không sẽ rất khó để vượt qua cuộc khủng hoảng này”.
New York cấm tụ tập trên 500 người
 
Thống đốc bang New York Andrew Cuomo ngày 12-3 (giờ Mỹ) thông báo bang này sẽ cấm các sự kiện, địa điểm có từ 500 người trở lên trong nỗ lực làm chậm sự lây lan của SARS-CoV-2.
 
Ông Cuomo giải thích cụ thể hơn rằng lệnh cấm này chỉ áp dụng cho các "không gian hội nghị". Ví dụ một tòa nhà văn phòng có sức chứa khoảng 500 người sẽ không phải tuân theo quy định hạn chế nhưng một văn phòng với không gian mở và chứa được 500 người sẽ phải tuân thủ.
Thống đốc New York không nói lệnh cấm sẽ được duy trì trong bao lâu nhưng cho biết nó sẽ được điều chỉnh mỗi ngày dựa trên tình hình thực tế.
 
Trong khi đó tại bang láng giềng New Jersey, Thống đốc Phil Murphy đề nghị hủy bỏ tất cả các cuộc tụ tập có từ 250 người trở lên, theo Hãng tin Reuters.
'Cú sốc' Covid-19 đối với kinh tế châu Âu đã thực sự bắt đầu
Theo ông Matthew Karnitschnig, thị trường tài chính đã chao đảo trong nhiều tuần qua khi các nhà đầu tư tìm cách đánh giá tác động của dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 đối với nền kinh tế toàn cầu.
Những lo lắng biến thành hoảng loạn vào ngày 9/3. Cú đòn kép: sự sụt giảm của giá dầu do tranh chấp giữa Nga và Saudi Arabia về việc cắt giảm sản lượng và quyết định của Italy về việc phong tỏa các khu vực phía Bắc nước này do dịch Covid-19 đã khiến các quyết định bán tháo diễn ta nhanh hơn trên thị trường chứng khoán, ở mức độ mà thế giới đã chứng kiến từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu (năm 2008).
Thị trường chứng khoán cũng đã sụt giảm trên khắp châu Á và châu Âu. Chỉ số chứng khoán blue-chip của Đức (DAX) đã có sự sụt giảm tồi tệ nhất trong một ngày (8%) kể từ sau vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001 ở Mỹ. Các nhà đầu tư đã thiệt hại hàng tỷ USD tại các nền kinh tế Đức, Pháp, Anh.
Các nhà lãnh đạo châu Âu đã thầm hy vọng, dịch Covid-19 sẽ bị đẩy lui và tác động kinh tế đối với châu lục này sẽ bị hạn chế. Do đó, trong những tuần qua, các nhà lãnh đạo hàng đầu của EU đã tập trung hơn vào việc làm thế nào để ngăn chặn làn sóng tị nạn mới và ngăn chặn chiến tranh giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga ở Syria.
Tuy nhiên, sự hoảng loạn của thị trường vào ngày 9/3 vừa qua cho thấy, cuộc khủng hoảng thực sự với châu Âu có thể chỉ mới bắt đầu. Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire cảnh báo rằng, tác động của dịch Covid-19 sẽ là rất nghiêm trọng và kêu gọi châu Âu kết hợp một kế hoạch kích thích kinh tế lớn.
Sưu tầm   

Đối tác