Video

Video

Dán nhãn hàng Việt vào hàng Trung Quốc: Asanzo có lừa dối người tiêu dùng?
Ngay sau khi báo chí đăng loạt bài điều tra việc sản phẩm điện tử của Công ty Asanzo là hàng Trung Quốc nhập khẩu sau đó dán nhãn Asanzo, ghi xuất xứ Việt Nam, người tiêu dùng thông qua các mạng xã hội đã lên tiếng. Thương hiệu Asanzo luôn được quảng cáo là hàng Việt Nam nhưng nay lại là hàng Trung Quốc nhập khẩu dán nhãn mác Việt Nam để nhập nhèm xuất xứ, ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng. Thông tin từ Hội DN hàng Việt Nam chất lượng cao cho thấy, hành vi nhập hàng Trung Quốc ghi xuất xứ Việt Nam đã gây tổn thương đến niềm tin của người tiêu dùng vào hàng Việt. Vì vậy, Hội tước quyền sử dụng nhãn hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao đã cấp cho Asanzo.

Xem thêm :  
http://phatdatcompany.com/san-pham/van-dieu-khien-khi-nen-conflow-1830.html
 
Asanzo không phải là DN đầu tiên dán nhãn Việt Nam lên sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc. Trước đó, Tập đoàn Khai Silk cũng thừa nhận 50% lụa tơ tằm thương hiệu Khaisilk xuất xứ từ Trung Quốc. Đáng lo ngại là đã xuất hiện tình trạng hàng Trung Quốc làm giả xuất xứ Việt Nam để xuất khẩu vào các thị trường mà Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng lớn đến môi trường kinh doanh trong nước mà còn tác động không nhỏ tới sự tồn tại và phát triển của các DN Việt Nam trên thị trường quốc tế.

 
Dấu hiệu gian lận xuất xứ hàng hóa
 
Luật sư Lê Hoài Trung (phó chủ tịch thường trực Hội Trọng tài thương mại TP.HCM) nói căn cứ những thông tin báo Tuổi Trẻ nêu thì Asanzo ghi tem nhãn "xuất xứ VN" trên sản phẩm điện gia dụng là không đúng, bởi vì xuất xứ gốc là Trung Quốc.

Hiện nay, xác định xuất xứ hàng hóa được quy định tại nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 8-3-2018 quy định chi tiết Luật quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa. 
 
Cụ thể, khoản 1 điều 3 quy định: "Xuất xứ hàng hóa là nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa đó".
 
Khoản 11 điều 3 nghị định 31 quy định: "Công đoạn gia công, chế biến hàng hóa là quá trình sản xuất chính tạo ra đặc điểm cơ bản của hàng hóa".
 
Còn khái niệm thay đổi cơ bản được quy định tại khoản 12 điều 3: "Thay đổi cơ bản là việc hàng hóa được biến đổi qua quá trình sản xuất, để hình thành vật phẩm thương mại mới, khác biệt về hình dạng, tính năng, đặc điểm cơ bản, hoặc mục đích sử dụng so với hàng hóa ban đầu".
 
Đối với sản phẩm đồ điện gia dụng Asanzo (ấm đun nước siêu tốc, bếp từ, bếp điện, nồi lẩu điện, nồi cơm điện, máy xay sinh tố, máy làm mát không khí, máy lọc nước...) được nhập khẩu nguyên chiếc từ Trung Quốc. 

 
Các lô hàng có giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) của cơ quan thẩm quyền Trung Quốc cấp, được doanh nghiệp nhập khẩu nộp cho cơ quan hải quan khi làm thủ tục thông quan lô hàng. 
 
Theo quy định, khi bán ra thị trường và xuất khẩu sang nước thứ ba thì Asanzo buộc phải ghi rõ "xuất xứ Trung Quốc" trên nhãn mác hàng hóa. 

 
Các sản phẩm này bán ra trên thị trường, cũng như xuất khẩu sang Lào được báo Tuổi Trẻ ghi nhận Asanzo ghi xuất xứ VN, thì chứng tỏ Asanzo đã gắn xuất xứ không đúng cho hàng hóa của mình.
 
Thuế của Asanzo và các nhà cung cấp: bí mật?
 
Những năm qua các công ty thuộc Tập đoàn điện tử Asanzo VN nhập khẩu rất ít sản phẩm nguyên chiếc mang nhãn hiệu Asanzo hoặc linh kiện để lắp ráp tivi, máy lạnh. 
 
Trong khi đó số lượng hàng hóa bán ra và doanh thu được công bố trên báo chí và website www.asanzo.vn rất lớn.
 
Đầu vào của Asanzo do các doanh nghiệp khác nhập khẩu cung cấp, trong số đó có khá nhiều doanh nghiệp "ma". 
 
Câu hỏi rất lớn đặt ra cho cơ quan quản lý là: "Hàng hóa của các doanh nghiệp này sau khi thông quan rời cảng đều vận chuyển về địa điểm nhà máy của Asanzo. 
 
Các doanh nghiệp này có liên quan gì đến Asanzo và có kê khai, xuất hóa đơn, nộp thuế đầy đủ không? 
 
Vì sao hơn 10 doanh nghiệp xin ngừng hoạt động và tạm ngưng hoạt động sau khi nhập khẩu một thời gian nhưng không hoàn tất thủ tục xóa mã số thuế?".


 
 
Hàng rào pháp lý cần đủ mạnh
Nhằm ngăn chặn tình trạng nhập khẩu hàng Trung Quốc vào Việt Nam dán nhãn mác Việt Nam, qua đó gian lận nguồn gốc xuất xứ, Tổng cục Hải quan vừa yêu cầu hải quan các tỉnh, thành trong quá trình kiểm tra hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc phải kiểm tra cụ thể tên hàng, mã số hồ sơ, xuất xứ hàng hóa, nhãn hàng hóa phải phù hợp với tên hàng trong bộ hồ sơ lô hàng nhập khẩu, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Trường hợp phát hiện hàng hóa nhập khẩu ghi nhãn "Made in Vietnam" phải xác minh làm rõ. Trường hợp đủ căn cứ xác định hàng hóa nhập khẩu có chỉ dẫn giả mạo về nguồn gốc hàng hóa, nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa thì tùy theo hành vi vi phạm để xử lý theo quy định.

Vấn đề cấp bách đặt ra hiện nay là cần hoàn thiện thể chế pháp lý về ghi nhãn sản xuất "Made in Vietnam", việc xây dựng khung pháp lý về vấn đề này, sản phẩm, sẽ giúp hàng hóa Việt Nam khẳng định chất lượng, chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng Việt Nam và thế giới.

Đối tác