Video

Video

CHUYỆN KHẨU TRANG VÀ GIÁ THỊT HEO
Khi nhiều nhà thuốc găm hàng, đẩy giá khẩu trang lên cao để kiếm lời, chính quyền hành động dứt khoát. Đã có chỉ đạo Bộ Y tế rút ngay giấy phép của nhà thuốc bán khẩu trang giá cao. Nhưng không cần đến rút giấy phép, với mức phạt hàng chục triệu đồng, các nhà thuốc tăng giá khẩu trang đã sợ, góp phần hạ nhiệt giá khẩu trang.

Xem thêm:   
http://phatdatcompany.com/

Còn với dịch tả heo châu Phí, không chỉ bào mòn túi tiền người dân, giá thịt heo tăng kéo dài hơn sáu tháng đã "gây chuyện", đe dọa đến chỉ số giá tiêu dùng. Việc cho nhập khẩu thịt heo để tăng nguồn cung cũng không hiệu quả. Lãnh đạo Chính phủ đã phê bình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông vì dự báo không sát tình hình thiếu thịt heo khiến giá tăng cao.
Nhưng sau vụ phạt nhà thuốc tăng giá bán khẩu trang, có vẻ đã "lóe" ra hướng giải quyết với giá thịt heo. Mới nhất, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường ngày 13-2 đã "đanh thép" với doanh nghiệp chăn nuôi heo: "Bộ kêu gọi doanh nghiệp lớn từ tuần tới cùng giảm giá, tuần tiếp theo chưa giảm sẽ chuyển sang yêu cầu giảm, nếu vẫn không giảm sẽ căn cứ vào luật trong phòng chống dịch bệnh để yêu cầu doanh nghiệp giảm giá xuống ở mức hợp lý". Giá heo hơi đang xoay quanh 80.000 đồng/ký trong khi theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngay lúc dịch bệnh, chi phí sản xuất cao, mức bán 40.000 đồng/ký là đã có lãi.
Như vậy, sau nhiều tháng loay hoay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng có xu hướng áp dụng "tình trạng dịch bệnh" để điều tiết thị trường nhằm bảo vệ người tiêu dùng, phá thế bế tắc hạ nhiệt giá thịt heo. Như lời ông Nguyễn Xuân Cường, "không có chuyện để Thủ tướng chỉ đạo phải giảm giá thịt heo mà không thực hiện".
Dịch COVID-19 hay dịch tả heo châu Phi là những chuyện cực khó mà người dân phải đối mặt, cần sự hóa giải từ chính quyền các cấp. Nhưng hằng ngày còn vô vàn chuyện "chướng tai gai mắt" khác, có chuyện rất nhỏ nhưng lại sát sườn với người dân, nếu được chính quyền xử lý nhuần nhuyễn sẽ giảm thiểu tác động đến cộng đồng. 
Ngược lại, chính quyền lúng túng, không xử lý được vì những lý do như thiếu quy định, không đủ thẩm quyền, đặc biệt là sợ trách nhiệm rồi đùn đẩy, kể cả thiếu kinh nghiệm... xem như người dân lãnh đủ.
Nhưng để có thể xử lý chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu của người dân, cơ quan chức năng phải "vắt óc", sử dụng tối đa nhân lực, vật lực, các quy định của pháp luật để thực thi trách nhiệm của mình, Như mới đây, trước hàng loạt tin giả về dịch bệnh COVID-19, Bộ Y tế đã mở chiến dịch làm chủ mặt trận thông tin. Kênh thông tin chính thống bác bỏ tin giả, tin xàm đã giúp cởi bỏ ám ảnh lo sợ dịch bệnh của cộng đồng. Nếu không có những kênh thông tin này, người dân sẽ hoang mang, việc phòng chống dịch càng khó khăn hơn.
Chắc chắn nhiều người thích hành động quyết đoán để ổn định giá khẩu trang của chính quyền, và không hài lòng vì liên tục nói hạ nhiệt nhưng giá thịt heo vẫn ngất ngưởng. Rất mong tới đây sẽ có nhiều hành động quyết đoán như thế. Có quyết đoán mới mang lại hiệu quả, khi đó dân sẽ tin.
Trước bối cảnh dịch cúm nCoV dẫn đến việc hạn chế giao thương thì Bộ NN&PTNT sẽ chỉ đạo việc chế biến sâu, điều chỉnh nguồn hàng, tăng cường sản phẩm thay thế như làm thức ăn gia súc để không phải nhập khẩu. Đồng thời, Bộ cũng xúc tiến thị trường xuất khẩu nông sản tới Nga, Hoa Kỳ và Brazil trong 3 tháng tiếp theo.
Liên quan tới giá khẩu trang và nước sát trùng, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch-Tài chính (Bộ Y tế) Lê Thành Công cho biết nhu cầu đang tăng đột biến. Cả nước có 46 đơn vị sản xuất khẩu trang nhưng nguyên liệu phụ thuộc phía Trung Quốc và bị động kế hoạch sản xuất do sát Tết Nguyên đán. Vừa qua, có đơn vị ở Trung Quốc đề nghị nhập khẩu khẩu trang từ Việt Nam.
Vị này cũng cho biết các đơn vị sản xuất trong nước cũng đang tìm nguyên liệu mới từ châu Âu, các quốc gia khác để nhập khẩu, sản xuất. Về dung dịch sát khuẩn, chủ yếu dùng trong đơn vị y tế qua đấu thầu mua sắm, giờ mỗi gia đình mua thì việc đáp ứng sẽ khó khăn.
Đồng thời, đại diện Bộ Y tế khẳng định: “Không có chuyện bệnh viện bán khẩu trang, dung dịch sát khuẩn ra ngoài vì bản thân các bệnh viên rất lo các nguồn cung ứng nội bộ để phòng chống dịch”.
Trong khi đó, Cục trưởng Cục Quản lý giá Nguyễn Anh Tuấn cho biết khẩu trang không nằm trong diện bình ổn, quản lý giá nhưng theo Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 thì mặt hàng này phải niêm yết giá.
“Không niêm yết cũng bị xử phạt và niêm yết mà tăng giá bán thì sẽ phạt nặng hơn từ 10-15 triệu đồng và bồi hoàn tiền cho người tiêu dùng. Nghị định 109 quy định thanh tra tài chính, quản lý thị trường thực hiện kiểm tra, xử phạt”, ông Tuấn nói.
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải bổ sung thêm: “Điều 10, Luật Giá cấm tổ chức, cá nhân kinh doanh lợi dụng thiên tai, địch hoạ để kinh doanh hàng hóa trục lợi. Nghị định số 185 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính cũng quy định mức xử lý với hàng (khẩu trang) giả, kém chất lượng. Điều 196 Bộ luật Hình sự quy định việc găm hàng làm khan hiếm hàng hóa khi thiên tai, địch hoạ sẽ bị phạt từ 30-300 triệu và phạt tù tới 3 năm”.
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải khẳng định Quản lý thị trường sẽ thực hiện theo các quy định hiện hành khi kiểm tra, xử lý các hành vi này.
Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban chỉ đạo nhấn mạnh tình hình mới đòi hỏi các bộ, ngành, địa phương khẩn trương thực hiện theo các chỉ đạo tại Kết luận số 03 ngày 4/1/2020 để kiểm soát lạm phát theo kịch bản từ đầu năm và cả năm 2020.
Cụ thể, Bộ Công Thương có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính theo dõi sát giá xăng dầu thế giới để dự báo các diễn biến, trên cơ sở đó sử dụng linh hoạt quỹ bình ổn giá để bình ổn giá xăng dầu.
Đối với nhóm hàng thực phẩm, nhất là đối với thịt lợn, Bộ NN&PTNT phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, các doanh nghiệp tổ chức quyết liệt các giải pháp để bình ổn giá, giảm giá mặt hàng thịt lợn, báo cáo cụ thể Chính phủ. Theo đó, quyết tâm làm tốt các biện pháp điều hành cung-cầu, bảo đảm lợi ích các bên, giúp giá thịt lợn hơi giảm 10% trong tháng 2 và tiếp tục giảm trong tháng 3 về mức 60.000-65.000 đồng/kg hơi và các tháng tiếp theo giá bình ổn hoặc tiếp tục giảm về mức 45.000-50.000 đồng/kg hơi, mức bình thường trước khi có dịch. Tăng cường công tác chỉ đạo các doanh nghiệp trong việc thúc đẩy khâu phân phối, bán lẻ.
”Các bộ, ngành mà chủ trì là Bộ Công Thương phải trả lời cho Chính phủ tại sao giá thành thấp mà giá bán lại vẫn cao như hiện nay? Không thiếu thịt lợn mà giá không xuống? Tổng cục Thuế sớm có yêu cầu kiểm tra hạch toán chi phí, giá thành, lợi nhuận, nộp ngân sách Nhà nước, tổn thất từ dịch của các doanh nghiệp chăn nuôi lớn, bảo đảm công khai, minh bạch, tuân thủ pháp luật, chống độc quyền, gian lận thương mại và lợi ích nhóm nếu có trong lĩnh vực này”, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu.
Để tạo thuận lợi cho việc phòng ngừa nCoV, Phó Thủ tướng giao quản lý thị trường, thanh tra tài chính tăng cường kiểm tra, xử phạt hành vi không niêm yết giá khẩu trang hoặc niêm yết nhưng tăng giá bán.
Bộ TT&TT chủ động phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành và các cơ quan báo chí tổ chức thực hiện công tác truyền thông, bảo đảm kịp thời, minh bạch thông tin về giá, nhất là trong việc thực hiện các chính sách lớn của Chính phủ.
 

Đối tác